Home            :: MỤC LỤC ::

MỤC ĐÍCH NHÓM CHỦ TRƯƠNG

 LỊCH SỬ MẸ MỄ DU
 THÔNG ĐIỆP HÀNG THÁNG
TIN TỨC-THÔNG BÁO
 MỤC HỎI ĐÁP
 BÀI HÁT MẸ MỄ DU
 HỒI KÝ HÀNH HƯƠNG
 BÀI VIẾT CHIA SẺ
 ĐỌC SÁCH VỀ MẸ MỄ DU
 SỨ ĐIỆP MẸ MARIA
 HÌNH ẢNH MẸ VÀ THÁNH ĐỊA

 TRANG LIÊN KẾT MẸ MỄ DU

 TRANG LIÊN KẾT MẸ MARIA
 LIÊN LẠC
 GÓP Ý
 
 
 
 
 
 
Số lần truy cập

    

Bài Viết Chia Sẻ

25. Có thể thế giới sắp bị tàn phá vì chiến tranh ?

memedu@dk đã nhận được một lá thư (copy) viết tay của một Thị Nhân từ Âu Châu. Không
biết có thể xảy ra trong thế giới hay không, tùy các bạn suy nghỉ. Xin mời các bạn đọc dưới đây. Đồng thời memedu@dk cũng có vài tài liệu viết về Trung Quốc từ www.calitoday.com mời các
bạn xem và tự suy nghỉ:

1. Thông điệp từ Âu Châu

Xin xem link: "Thông điệp Âu Châu"

2. Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới?
Source: www.calitoday.com (18. marts 2010)

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xẩy ra, dư luận chung đều cho rằng cán cân quyền lực đang chuyển dần từ Mỹ và phương Tây sang một số nước đang nổi.
Fareed Zakaria, tổng biên tập của tuần báo Newsweek và tác giả cuốn ‘The Post-American World’, xuất bản năm 2008 cho rằng thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện một trật tự thế giới hậu Mỹ không phải vì Mỹ suy yếu mà vì các nước khác đang lớn mạnh.Báo cáo ‘Xu hướng thế giới 2025 – Global Trends 2025’ của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ năm 2008 cũng dự báo rằng vào năm 2025 Mỹ không còn giữ vị thế siêu cường quốc duy nhất. Lúc đó Mỹ chỉ là ‘first among equals - nước thứ nhất giữa những quốc gia ngang hàng’.
Được đề cập nhiều nhất trong số các nước đang nổi ấy là Trung Quốc.
Mới đây, Jim O’Neill, người đứng đầu chương trình nghiên cứu kinh tế và chiến lược toàn cầu của ngân hàng đầu tư của Mỹ Goldman Sachs dự báo rằng vào năm 2027 Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
‘Vượt trội thế giới’
Trước sự lớn mạnh đó của Trung Quốc, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường quốc và thống trị thế giới.
Trong những người đó có Martin Jacques – tác giả của ‘When China Rules the World: The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World’, được xuất bản năm 2009.
Như tựa đề của cuốn sách ghi nhận, tác giả người Anh này cho rằng vấn đề không còn là việc Trung Quốc có thể làm bá chủ thế giới hay không mà là vấn đề thời gian.
Tiêu chí đầu tiên và quan trọng để Martin Jacques khẳng định như vậy là mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Dựa vào các dự báo, trong đó có dự báo của Goldman Sachs, ông cho rằng Trung Quốc sẽ chiếm vị trí số một kinh tế thế giới.
Ngoài sức mạnh kinh tế, tác giả còn chỉ ra một yếu tố quan trọng khác và coi đó là thế mạnh của Trung Quốc là nền văn hóa, văn minh của nước này vì theo ông Trung Quốc không đơn thuần chỉ là một quốc gia dân tộc thuần túy (nation state) mà là một quốc gia với một nền văn minh lâu đời (civilisation state).
Theo Martin Jacques càng ngày càng có nhiều người học tiếng Trung Quốc (Quan thoại), phim ảnh Trung Quốc cũng hiện diện nhiều nơi trên thế giới, hay các biến cố lịch sử Trung Quốc cũng không còn xa lạ với mọi người.
Và ông cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ này Bắc Kinh hiển nhiên sẽ trở thành thủ đô của thế giới.
Một điểm đáng chú ý và cũng có vẻ khiêu khích được Martin Jacques nhấn mạnh trong cuốn sách này là việc người Trung Quốc cảm thấy họ vượt trội mọi người cả về văn hóa và chủng tộc, và coi mình là trung tâm của thế giới.
Và tác giả nhận định rằng sự lớn mạnh về kinh tế giúp họ củng cố quan điểm đó.
Vì vậy, Martin Jacques tin rằng khi Trung Quốc lớn mạnh, họ sẽ tìm cách biểu dương sức mạnh và giá trị của họ với thế giới.
Cụ thể ông cho rằng hầu hết các nước Á châu sẽ chấp nhận sự bá chủ của Trung Quốc, và như vậy hệ thống chư hầu (tributary system) có thể quay trở lại tại Á châu.
Không chỉ thế, Martin Jacques cũng tin rằng Trung Quốc có thể bắt đầu thách thức trật tự thế giới do các nước phương Tây thiết lập.
Trong số những người cùng chung quan điểm đó với Martin Jacques, có Kishore Mahbubani – chủ nhiệm Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Singapore và tác giả cuốn ‘The New Asian Hemisphere: The Irresistible Shift of Global Power to the East’, xuất bản năm 2008.
Theo Kishore Mahbubani – một trong những người cổ võ cho ‘các giá trị Á châu’ (Asian values), sự trổi dậy của Trung Quốc và một số nước Á châu khác chắc chắn sẽ kéo theo sự suy yếu của Mỹ và phương Tây cũng như trật tự và sự điều hành thế giới do Mỹ và phương Tây tạo nên.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm đó của Martin Jacques và Kishore Mahbubani.
‘Không có triển vọng’
Will Hutton nhấn mạnh Trung Quốc chẳng có triển vọng nào để thống trị thế giới.
Trong một bài viết được đăng trên trang mạng của tờ nhật báo Anh The Observer hôm
21/06/2009, Will Hutton – tác giả của ‘The Writing on the Wall: China and the West in the 21st Century’ xuất bản năm 2007, nhận xét rằng ngay tựa đề cuốn sách của Martin Jacques đã có vấn đề.
Theo Will Hutton Trung Quốc chẳng có triển vọng nào để thống trị thế giới vì nước này phải đối
diện với sự nhập nhằng về bản sắc và những yếu kém về kinh tế. Và chính những điều này sẽ
không cho phép Trung Quốc áp đặt sức mạnh ‘cứng và mềm’ của mình lên các nước khác.
Cụ thể Will Hutton nhấn mạnh rằng thể chế chính trị độc đoán của Trung Quốc không phải là
điểm mạnh mà một nhược điểm vì nó không có cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Ông cho rằng dù là người Hoa hay người Anh, ai cũng muốn được bình đẳng, được tôn trọng.
Vì vậy, theo Will Hutton, lý luận của Martin Jacques cho rằng công dân Trung Quốc không
muốn có đại diện tại công sở, hay cổ đông Trung Quốc không muốn tác động đến việc điều
hành công ty, hoặc việc người dân Trung Quốc không quan tâm đến sự minh bạch của chính phủ
là sai lầm.
Vì đa số người dân muốn điều đó. Và việc họ chẳng được những quyền đó cho thấy nước này
đang bị kìm hãm.
Will Hutton cũng chỉ ra rằng về kinh tế, Trung Quốc vừa mạnh nhưng lại vừa yếu. Mô hình kinh
tế hiện tại của nước này chủ yếu dựa trên xuất khẩu và tiết kiệm không thể tồn tại mãi. Và để
thay đổi điều này cần có sự thay đổi về chính trị.
Theo ông người Trung Quốc tích trữ chỉ vì họ không tin tưởng vào tương lai. Họ biết rằng đảng Cộng sản không thể mãi duy trì quyền lãnh đạo.
Dựa trên những dự báo về bất ổn chính trị và và những khó khăn về kinh tế mà Trung Quốc
phải đương đầu, ông cho rằng trong tương lai phương Tây vẫn dẫn đầu. Do đó theo ông vấn đề
đặt ra không phải là việc Trung Quốc sẽ thống trị thế giới hay không mà làm sao có thể giới hạn khoảng cách giữa phương Tây và các nước còn lại.

‘Chẳng mang gì mới’
Trong số những nhà nghiên cứu khác phủ nhận quan điểm rằng trật tự thế giới hiện tại sẽ bị đe
đọa trước sự lớn mạnh của Trung Quốc và một số nước châu Á còn có G. John Ikenberry, giáo
sư về Chính trị và các Vấn đề Quốc tế tại đại học Princeton, Mỹ.
Bài viết của ông được đăng trên tạp chí New Perspectives Quarterly, số ra mùa Hè năm 2008
cho rằng châu Á và Trung Quốc nói riêng chẳng mang đến cho hệ thống tổ chức và điều hành
thế giới một cái gì mới và đặc trưng.
Theo ông Trung Quốc và các nước Á châu khác vẫn chấp nhận hợp tác với và hoạt động trong khuôn khổ hệ thống tổ chức, điều hành thế giới do Mỹ và các nước phương Tây đặt ra từ trước.
Trung Quốc đang vươn lên nhưng còn nhiều vấn đề
Do vậy, mặc dù thừa nhận rằng sự trổi dậy của châu Á sẽ dẫn đến sự thay đổi về cán cân quyền
lực trên thế giới, ông cho rằng những ý kiến hay dự đoán châu Á và Trung Quốc nói riêng sẽ
khởi xướng một trật tự thế giới mới là sai lầm.
Tương tự, một bài viết của Minxin Pei được đăng trên trang mạng của tờ tuần báo Newsweek
hôm 08/12/2009 cũng cho rằng viễn cảnh Trung Quốc tạo ra một trật tự thế mới hay bá chủ thế
giới là xa vời.
Một trong hai lý do quan trọng Minxin Pei đưa ra là những khó khăn kinh tế hiện tại của nước
này. Theo ông, nhiều người nước ngoài ca ngợi thành công của Trung Quốc trong việc khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu. Nhưng thực tế mọi chuyện không phải xuôi
chảy, đơn giản như mọi người nghĩ.
Vấn đề thứ hai được tác giả đặt ra là nếu Trung Quốc thực sự mạnh thì tại sao Bắc Kinh lại
không đóng một vài trò quan trọng hơn trong các vấn đề quốc tế? Theo bài viết một trong những
lý do quan trọng dẫn tới việc Trung Quốc thụ động như vậy là vì điều mà Bắc Kinh quan tâm
hiện tại đó là làm sao ổn định chính trị trong nước.
Vì những lý do đó, như tựa đề của bài viết nêu bật, Minxin Pei cho rằng Trung Quốc sẽ không
thể thống trị thế giới trong tương lai như Martin Jacques dự báo

3. Trung Quốc chơi trò qua mặt Mỹ ở Biển Đông và các nước Châu Á
Source: www.calitoday.com
LÝ ĐẠI NGUYÊN, May 14, 2010

Cali Today News - Tổng thống Mỹ, Barack Obama và tổng thống Nga, Dmitri
Medvedev ký hiệp ước cắt giảm võ khí hạt nhân của 2 nước, tại thủ đô Czech, hôm
08/04/2010, nhằm lật qua một trang sử mới về một thế giới “không có chiến tranh nguyên tử”.
Tổng thống Mỹ, Obama tuyên bố: “Hiệp ước này là một bước quan trọng cho an ninh thế giới:
Ngày hôm nay là một dấu mốc quan trọng cho an ninh hạt nhân, cho thỏa thuận không phổ biến
vũ khí hạt nhân, cũng như cho mối quan hệ Mỹ-Nga”. Tổng thống Nga, Medvedev nói: “Vì có
hiệp ước này, toàn thể cộng đồng thế giới đã đạt được thắng lợi”. Sau đó một hội nghị quốc tế
gồm 40 nước, được triệu tập tại Washington để cùng cam kết không phổ biến loại vũ khí hủy
diệt này nữa. Thực ra trong thời đại kinh tế thị trường toàn cầu hôm nay, các nước có vũ khí
nguyên tử, dù khác chế độ, dù có căm ghét nhau cách mấy, cũng không thể xử dụng bom
nguyên tử để tiêu diệt nhau được nữa, vì các nước lớn nhỏ đều đã đan kết quyền lợi đầu tư,
thương mại với nhau. “Tiêu diệt người, cũng là tiêu diệt chính nguồn sống của mình”. Chỉ trừ 2
nước tự cô lập là Bắc Hàn, Iran và bọn Khủng Bố Quốc Tế, nếu họ có vũ khí nguyên tử trong
tay thì đó mới là mối họa cho thế giới.

Chính vì vậy, mà vấn để nguyên tử của Bắc Hàn và Iran luôn là đề tài nóng đối với quốc tế. Bắc
Hàn đã có vài ba quả bom nguyên tử, nhưng nước này nghèo đói mạt rệp và là đàn em của Trungcộng, mà ông anh tham lam sẵn sàng hy sinh đàn em để đổi lấy quyền lợi của mình trên
trường quốc tế, nên Mỹ và quốc tế không mấy lo ngại. Trước sau gì rồi vấn đề Bắc Hàn cũng
phải ngã giá thôi. Riêng Iran là một nước Hồi Giáo toàn thống có tham vọng thực hiện cuộc
cách mạng Hồigiáo trên thế giới. Trực tiếp đe dọa nền hoà bình mong manh tại Trung Đông. 5
nước Thường Trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Tầu,
cộng với Đức, đã thường dùng LHQ làm áp lực với Iran, nhưng đều thất bại, vì trước đây Nga
và Tầu không cho làm mạnh. Nay Nga đã tỏ dấu cứng rắn hơn với Iran, vì Iran không chịu để
Nga tinh luyện nguyên tử cho Iran dùng vào mục đích hoà bình. Chỉ còn có Tầu là kỳ đà cản
mũi. Thực ra Tầucộng cũng chỉ muốn dùng vấn đề nguyên tử của Iran để cầm chân Mỹ tại phía
Tây, vì nơi đây ngoài sự đe dọa của chương trình nguyên tử Iran, và mối nguy Khủng Bố Quốc
Tế, còn là lò lửa chiến tranh Do Thái- Palestine, Iraq, Afghanistan, Pakistan, nên Mỹ chưa thể
dồn toàn lực triển khai chiến lược “trở lại Á châu”, để Trungcộng có thời gian bành trướng thế
lực ở phía Đông, nhất là làm chủ toàn vùng Biển Đông và khống chế Đông Nam Á.

Hiện nay, Trungcộng đã có Miến Điện trong tay, họ chủ trương hợp pháp hoá Miến Điện, nên
đang thực hiện kế hoạch ‘dân sự hoá’ chế độ Quân Phiệt, qua cuộc tổng tuyển cử ‘tiền chế’.
Gạt bỏ lãnh tụ Aung San Suu Kyi và tổ chức Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ của bà ra khỏi
cuộc bầu cử. Thay vào đó một số tướng lãnh có thực quyền, tự giải ngũ để thành lập chính
đảng ra ứng cử và hẳn nhiên là thắng cử.

Tại Tháilan, qua lá bài cựu thủ tướng tham nhũng Thaksin bị truất phế, được HunSen
Campuchia nhận làm cố vấn kinh tế. Được Trungcộng hậu thuẫn, rồi thọc tay vào quậy tung tình
thế Vươngquốc này, qua phong trào dân nghèo ‘Áo đỏ’ biểu tình bám trụ tại Bangkok, chống
thủ tướng Abhisit và thế lực ‘Áo vàng’. Chính vì vậy, mà đa số thủ lãnh áo đỏ có muốn làm hòa
với thiện chí của ông Abhisit cũng không xong. Tháilan loạn ly là một thắng lợi lớn cho Trung
cộng.

Còn tại Việtnam thì Trungcộng hoàn toàn khống chế Tổng Bí Thư, Bộ Chính Trị, Trung Ương
Khóa X, và tiếp tục âm mưu dàn dựng lớp lãnh đạo cộng đảng Khóa XI, nhằm thực hiện kế
hoạch ‘tàm thực’ lâu dài tại Việtnam. Nếu, đảng Việtcộng, chính phủ Hànội còn nằm trong tay Trungcộng ngày nào thì toàn Dân, toàn Quân Việtnam dù có tinh thần quyết liệt chống Bành
Trướng Trungcộng cũng khó lòng phát tiết ra được. Nắm được Việtcộng là nắm được nước
Lào và Campuchia. Hiện nay Trungcộng đang đồng hoá nước Lào. Hứa cung cấp cho
Campuchia 256 quân xa, và 50.000 bộ quân phục. Trám vào chỗ của Mỹ, hồi đầu tháng
04/2010, vừa ngưng viện trợ quân sự cho Campuchia, vì nước này đã trục xuất 20 người tỵ nạn Uighur từ Trungcộng. Xem vậy, 5 nước nằm ở lục điạ Asean, đều trong tầm tay của Trungcộng
thao túng. 5 nước Asean nằm ngoài đảo thì vẫn còn lỏng chỏng, không cảm nhận được mối
nguy bành trướng của Bắckinh. Nên chưa thể tìm được đồng thuận về Biển Đông.

Chính vì vậy mà Trungcộng mặc sức tung hoành trên biển Đông. Nuốt Hoàngsa, chiếm
Trườngsa của Việtnam, vẽ thành hình ‘lưỡi bò’ chiếm trên 80 phần trăm diện tích biển Đông.
Đưa tầu chiến xuống kiểm soát toàn vùng Trườngsa trong đó Việtnam, Philippines, Malaysia,
Brunei, Đàiloan đều có nhận chủ quyền. Nhưng mỗi nước không đủ sức đương đầu với
Trungcộng. Nên Trungcộng chỉ muốn thương thuyết song phương với từng nước. Chống lại chủ trương ‘quốc tế hoá’ biển đông. Nhất là không để cho hạm đội Hoakỳ có mặt trong vùng. Mới
đây Trungcộng tung ra một cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển đảo chiến lược gần Nhậtbản.
Hạm đội Đông Hải của Trungcộng đã tiến về chuỗi đảo chiến lược tiền tiêu giữa Nhậtbản,
Đàiloan, Philippines., mà xưa nay hạm đội Mỹ vẫn hoạt động tích cực thường xuyên tại đó.

Có lẽ dịp này, Mỹ cố làm ngơ để cho thủ tướng Nhật, Hatoyama phải bỏ kế hoạch dời căn cứ
quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, mà ông đã hứa khi tranh cử. Đây cũng là áp lực khiến cho các
nước trong vùng Đông Nam Á dễ dàng chấp nhận đứng chung trong chiến tuyến ngăn bành
trướng Trungcộng của Mỹ.

Thực ra Hoakỳ có trong tay, bản Hiệp Ước Thượng Hải 1972 ký giữa tổng thống Mỹ, Nixon
với Chu Ân Lai, thủ tướng Trungcộng. Trong đó Mỹ hứa chấm dứt can dự vào chiến tranh
Việtnam. Trungcộng long trọng cam kết: “Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ, phải được đối xử
bình đẳng; những quốc gia lớn không được gây tổn thương đau khổ cho những nước nhỏ.
Trungquốc sẽ không bao giờ là một siêu cường, và Trungquốc chống lại quyền lực bá chủ và
quyền lực chính trị dưới bất cứ hình thức nào…tất cả mọi quốc gia có quyền lựa chọn hệ thống
xã hội của họ, như sự mong muốn của họ, và quyền bảo vệ nền độc lập, quyền tối thượng và
quyền toàn vẹn lãnh thổ của những quốc gia riêng họ, và chống lại mọi hình thức hiếu chiến của
ngoại bang, chống lại sự can thiệp, kiểm soát và sự phá hoại. Tất cả lực lượng quân sự phải rút
về lãnh thổ riêng họ”. Nhưng hành động bá quyền nước lớn đối với các quốc gia nhỏ trong
vùng, và cuộc công khai xâm chiếm biến Đông của Trungcộng hiện nay, rõ ràng Trungcộng đã
tự tay xé bỏ bản Hiệp Ước 1972 giữa Mỹ vả Tầu. Đến lúc, Mỹ đã danh chính ngôn thuận, hợp
tình, hợp pháp có quyền ‘trở lại Á Châu’ rồi vậy.

Little Saigon ngày 11/05/2010. LÝ ĐẠI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 
  :: Cập nhật ngày: 24/07-2005          
             

Copyright © Me Me Du DK. All rights reserved.
Denmark

Liên Lạc E-mail: MeMeDuDK@yahoo.dk