Năm 1984: Vào ngày 20
tháng 3 năm 1984, Đức Giám mục Pavol
Hnilica, một người thân quen với
Karol Wojtyla trong nhiều năm. Ngài ở Ấn
độ với Mẹ Têrêsa. Ngài
thảo luận với Mẹ Têrêsa về kế hoạch của
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II
là thánh hiến Nga sô và toàn thế
giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của
Đức Mẹ Maria, và hoàn tất những
việc Đức Mẹ yêu cầu ở Fatima. Cuộc thánh
hiến này được thực hiện vào ngày 25
tháng 3 năm 1984, khoảng 5 ngày
sau đó.
Đức Giám mục nói với Mẹ Têrêsa rằng:
“ Thật là đáng buồn, tôi không thể ở Mạc
Tư Khoa vào ngày 25 tháng 3 được, và chắc
cũng chẳng có ai ở Nga sô để tham dự cuộc
thánh hiến nước Nga cho Đức Mẹ cả.”
Mẹ Têrêsa đáp: “ Đức cha nên đi đi, đây
là chuỗi Mân côi, con sẽ cầu nguyện cho
đức cha!”
“Nhưng người ta sẽ không cho tôi vượt
biên giới đâu!”
“Đức cha cứ đi thôi, Đức Mẹ sẽ mở rộng
cửa nước Nga cho đức cha.”
Vị Giám mục đem cả đức tin và chuỗi Mân
côi của Mẹ Têrêsa đi theo. Những giới
chức biên phòng Nga sô rất khó khăn và
lạnh lùng. Một người nói với Linh mục
Lêô, là người bạn đồng hành của Giám mục
Hnilica rằng: “Các ông không thể vượt
biên giới được.” Rồi hắn dùng những lời
hỗn xược để phỉ báng và xúc phạm hai vị
chăn chiên này. Hai vị du khách này vẫn
kiên tâm chờ đợi. Trong lúc ấy, khí hậu
thật lạnh, nhiệt độ xuống đến 0 độ F.
Cả hai người lần chuỗi Mân côi không ngưng
nghỉ.
Cùng lúc ấy, viên cảnh sát biên phòng
cứ kêu cấp chỉ huy của hắn mỗi 15 phút,
nhưng không thể liên lạc được. Sáng sớm
hôm sau, hắn bực bội hét lên: “ Thôi đi,
hãy cút đi, tôi không muốn thấy mấy người
nữa.”
Vậy là Đức Mẹ đã mở rộng cửa vào Nga
sô bằng lối riêng của Mẹ. Đến ngày 25
tháng 3 năm 1984, vị Giám mục đã đến được
Mạc Tư Khoa, tới điện Cẩm Linh. Ngài bước
vào ngôi nhà thờ đã bị phá hủy. Chế độ
Cộng sản đã đặt tên cho nhà thờ này là
” Viện Bảo tàng của kẻ vô thần.” Tuy vậy,
vẫn có nhiều người đến đó một cách bí
mật để tôn kính Chúa Giêsu và Đức Mẹ,
nhưng họ làm bộ như đến để chiêm ngắm
các tác phẩm mỹ thuật.
Trái tim của vị giám mục đập thình thịch.
Ngài từng là tù nhân của chế độ Cộng sản.
Ngài xem việc được đến đây lúc ấy là một
phép lạ. Ngài đến đứng đàng sau nơi mà
trước kia là bàn thánh. Ngài trân trọng
để ở đó một tờ báo có bài viết của Đức
Giáo Hoàng John Paul II về việc thánh
hiến thế giới cho Đức Mẹ. Đức Giáo Hoàng
đã đặt tin tưởng nơi Ngài trong việc đi
đến thế giới Cộng sản, một vùng rộng lớn,
chạy từ Bá linh qua Mạc Tư Khoa đến mãi
Trung Hoa. Sau 50 năm, đây là lần đầu
tiên mà Ngài đặt chân lên Nga sô. Trái
tim Ngài xúc động mãnh liệt, nhưng Ngài
phải cố gắng kìm hãm mối cảm xúc của mình,
bởi vì Ngài đang bị Cộng sản theo dõi.
Để tránh việc bị theo dõi khi Ngài dâng
lời cầu nguyện thánh hiến nước Nga cho
Mẹ Thiên Chúa, Ngài giả vờ cẩn thận đọc
bài
“Chân lý.”
Có lẽ các du khách nghĩ: “ Thật là một
người Cộng sản tốt, ông ấy đang chăm chú
đọc bài Chân lý.” Dạo ấy, bài Chân Lý
chứa đựng sự thật, thỉnh thoảng cũng không
hại gì. Vị Giám Mục cử hành Thánh lễ với
Mình Thánh ở trong túi của Ngài, cũng
như lúc Ngài làm lễ ở trong tù, rồi Ngài
ra đi. Ngài rất vui mừng vì Ngài có thể
hiệp thông với các Giám mục trên toàn
thế giới để thánh hiến nước Nga như ý
Đức Mẹ Maria ở Fatima muốn. Thật là một
trang sử bi đát vừa được giở ra trong
lịch sử Cộng sản.
Trở về La Mã, Ngài được Đức Giáo Hoàng
mời đến ăn điểm tâm, một bữa ăn kéo dài
đến ba tiếng đồng hồ. Đức Giám mục Hnilica
kể hết mọi sự cho Đức Giáo Hoàng nghe,
kể cả việc làm cách nào mà Ngài có thể
đến điện Cẩm Linh vào đúng ngày Đức Giáo
Hoàng thánh hiến tất cả thế giới cho Trái
Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria.
Đức Giáo Hoàng rất xúc động nên Ngài thốt
lên:
“Quả là Mẹ Thánh đã dắt Ngài đi bằng
chính tay của Mẹ!”
“Thưa Đức Thánh Cha, Đức Mẹ đã bồng con
trên tay của Mẹ.”
Đức Giáo Hoàng liền hỏi: “ Trên
đường từ Mạc Tư Khoa về, Ngài có ghé thăm
Medjugorje không vậy?”
“Thưa Đức Thánh Cha, Vatican bảo con
là không nên ghé đến đó!”
Đức Giáo Hoàng John Paul II khoát tay
để không phải nghĩ đến chuyện chống đối.
Ngài nói:
“Hãy đến nơi ấy và báo cáo cho tôi biết
Ngài đã thấy những gì!”
Thế rồi Đức Giáo Hoàng chỉ cho vị khách
xem thư viện của Ngài, rồi Ngài lựa một
cuốn sách của linh mục Laurentin, xong
Ngài đọc vài thông điệp của Đức Mẹ và
nói:
“Pavol, Ngài thấy đấy, Medjugorje
là sự tiếp nối và viên mãn của Fatima.”
(Vài năm sau, Ngài nói với Đức Giám mục:
“ Thời buổi này thế giới đã mất những
chuyện siêu nhiên. Giờ đây, thế giới đã
tìm lại được chuyện siêu nhiên này ở Medjugorje,
qua những lời cầu nguyện, ăn chay, và
bí tích hoà giải.”)
Kể từ đó, Giám mục Hnilica trở
nên một người ủng hộ tích cực cho Medjugorje.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng vẫn thường
hỏi Ngài: “Pavol này, có chuyện gì lạ
ở Medjugorje không?” Ngày 25 tháng 3 năm
1994, Đức Giám mục đến Medjugorje để cử
hành lễ kỷ niệm 10 ngày Thánh hiến thế
giới và nước Nga cho Đức Mẹ.
Đức Giáo Hoàng có sự thông minh
siêu nhiên về vấn đề Medjugorje. Ngài
tâm sự với Đức Giám mục Hnilica rằng,
vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, khi Ngài
bị ám sát hụt thì chính Đức Mẹ Maria ở
Fatima đã bảo vệ Ngài khỏi cái chết. (40
ngày sau đó, Đức Mẹ Maria bắt đầu xuất
hiện ở Medjugorje.)
Đức Giáo Hoàng đã chia sẻ những câu nói
tuyệt vời này với bạn hữu của Ngài: “
Tại sao Đức Mẹ lại cứu đời sống của tôi?
Sau ba tháng lăn lộn giữa sự sống và cái
chết, chỉ trong lúc ấy, tôi mới hiểu rằng
có một cách để giải quyết vấn đề của thế
giới và của Giáo Hội là sự trở lại của
nước Nga, theo đúng các thông điệp ở Fatima.”
Nếu Medjugorje sẽ hoàn thành cho Fatima...
thì niềm hy vọng của chúng ta thật lớn
lao. Chúng ta biết rằng Đức Giáo Hoàng
đặt tất cả niềm hy vọng của Ngài trong
những nhóm tôn vinh Đức Mẹ, và những nhóm
ở Medjugorje, vì Ngài nhận ra sự trung
thành tuyệt đối của họ đối với Giáo Hội,
qua sự cầu nguyện, ăn chay và những phép
bí tích.
Làm sao tôi có thể quên không nói về
sự vui mừng của sơ Lucia, người vẫn tiếp
tục nhìn thấy Đức Mẹ kể từ năm 1917, và
Đức Mẹ đã nói với sơ về những việc Mẹ
đang làm ở Medjugorje.